Hôm nay chúng ta sẽ qua 1 phần mà Barista nào cũng biết nhưng ít khi được
nhấn mạnh tầm quan trọng khi được training, đó là phần vệ sinh máy pha và máy
xay. Trên thực tế, vệ sinh thường xuyên sẽ giúp máy móc kéo dài tuổi thọ và hạn
chế sự tích tụ của dầu cà phê (Oil) trên các bộ phận dẫn đến mùi hôi khi chiết
suất và xay cà phê. Do đó, bên cạnh phần vệ sinh cơ bản, Barista cần phải biết
vệ sinh thêm những chi tiết như lưỡi dao, shower, hay thay ron cao su. Ngoài ra
còn phải chú ý đến các vấn đề như xài lọc nước, descale… nữa. Trong bài này, Cọ
sẽ hướng dẫn các bạn cách vệ sinh từ cơ bản đến nâng cao nhé.
Dụng cụ vệ
sinh
·
Vic
dẹp nhỏ
·
Cọ
L
·
Filter
không lỗ (Blind filter)
·
Khăn
mềm
·
Thuốc
vệ sinh (Bột cho group head và dung dịch cho vòi hơi)
·
Cọ
vệ sinh vòi hơi
·
Chổi
hay máy hút bụi để vệ sinh máy xay
Tại sao phải vệ
sinh máy thường xuyên?
Dầu trong cà phê giúp tạo ra nhiều hương vị tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng chính là nguyên nhân làm bột cà phê ứ đọng lại trong máy ở những bộ phận khác nhau như tay pha (portafilter), phễu lọc (basket), màn xả nước (Shower), đầu group (Group head), ... Theo thời gian, dầu ứ đọng quá nhiều là nguyên nhân của những mùi vị khó chịu trong ly espresso (chua gắt, hôi...)
Dầu trong cà phê giúp tạo ra nhiều hương vị tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng chính là nguyên nhân làm bột cà phê ứ đọng lại trong máy ở những bộ phận khác nhau như tay pha (portafilter), phễu lọc (basket), màn xả nước (Shower), đầu group (Group head), ... Theo thời gian, dầu ứ đọng quá nhiều là nguyên nhân của những mùi vị khó chịu trong ly espresso (chua gắt, hôi...)
Do đó, việc vệ sinh định kì (tuỳ thuộc
vào tần suất sử dụng máy) sẽ ngăn ngừa sự tích tụ và đảm bảo sự chiết xuất của
máy được hiệu quả nhất.
1/ Công việc hằng ngày
1/ Công việc hằng ngày
a/ Vệ sinh máy pha bằng nước thường
Bước 1: Dùng cọ L chải sạch shower và những ngóc ngách nhỏ trong grouphead để loại bỏ bã cà phê còn đọng lại.
Bước 2: Tháo basket và lắp blind filter vào tay pha, sau đó lắp chặt tay pha vào group, mục đích là không cho nước thoát xuống
Bước 3: Bấm nút chiết suất, giữ khoảng 5 đến 10 giây , sau đó tắt đi, lặp lại 4-5 lần
Bước 1: Dùng cọ L chải sạch shower và những ngóc ngách nhỏ trong grouphead để loại bỏ bã cà phê còn đọng lại.
Bước 2: Tháo basket và lắp blind filter vào tay pha, sau đó lắp chặt tay pha vào group, mục đích là không cho nước thoát xuống
Bước 3: Bấm nút chiết suất, giữ khoảng 5 đến 10 giây , sau đó tắt đi, lặp lại 4-5 lần
Bước 4: Sau đó để tay pha hở ra,
cho nước thoát xuống rồi bắt đầu lắc nhẹ, đến khi thấy nước sạch là được
Bước 6: Sau đó tháo khay (trip tray) dưới group head ra vệ sinh bằng nước thường
Bước 7: lấy khăn khô, lau sạch bụi
xung quanh máy pha
*Lưu ý: Việc vệ sinh bằng blind
filter chỉ
áp dụng cho những máy pha chuyên nghiệp có van
ba chiều (3-way
valve solenoid).
Do đó, nếu bạn đang xài máy gia đình nên kiểm tra thông tin trước khi sử dụng
nhé.
Video: How to Clean an Espresso Machine | Perfect Coffee
Vệ sinh máy
pha bằng thuốc
Cho 1 muỗng nhỏ bột vệ sinh vào blind filter xong lặp
lại các bước 2,3,4,5. Sau đó pha bỏ 1 shot espresso tiếp theo cho mỗi group để
loại bỏ hoàn toàn thuốc còn sót lại.
*Lưu ý: Vệ sinh bằng thuốc có thể
làm hằng ngày, hoặc ít nhất là 1-2 lần 1 tuần. Riêng vệ sinh bằng nước nên làm
ít nhất 2 lần 1 ngày.
b/ Vệ sinh vòi hơi bằng nước
thường
Sau khi đánh sữa xong, phải xả hơi
và lau ngay, nếu để lâu, các cặn sữa sẽ đóng lại ở bên trong và gây ra nghẽn
vòi hơi, dẫn đến vòi hơi bị yếu và không ra đủ hơi ở các lỗ và tất nhiên hơi
nước sẽ kèm theo mùi hôi
Bước 1: Lấy 1 ca nước nguội, để ngập
vòi hơi, vặn 5s xong tắt, lăp lại khoảng 5 lần
Bước 2: Lần vặn cuối sẽ không tắt
và để xả ra cho đến khi nước gần sôi mới tắt.
Bước 3: Sau khi tắt, để nguyên như
vậy trong 5 phút, mục đích là làm rã những cặn sữa dính trên vòi hơi.
Bước 4: Xả hơi và lấy khăn lau sạch
vòi.
2/
Vệ sinh 1 tuần 1 lần
a/ Vệ sinh grouphead
Grouphead siêu
dơ
|
Bước 2: Ngâm shower trong dung dịch Puly Caff pha với nước nóng, có thể kết hợp để ngâm đầu vòi hơi, tay pha và filter cùng 1 lúc.
Bước 3: Dùng cọ L và khăn khô vệ sinh group head. Lưu ý không được dùng bùi nhùi để vệ sinh vì sẽ làm xước shower và group head.
Bước 4: Vệ sinh shower bằng bàn chải mềm
Bước 5: Gắn shower vào sau đó xả bỏ 1 shot espresso. Như vậy các bạn đã vệ sinh xong group head rồi.
Video: Vệ sinh grouphead của GS3
https://www.youtube.com/watch?v=7nYZHZJyVZk\
b/ Vệ Sinh vòi hơi
Cũng giống
như group head, ta sẽ dùng dung dịch để vệ sinh cho vòi hơi.
*Lưu ý: Không sử dụng bột cho vệ
sinh vòi hơi vì khi tắt có thể bị hút ngược bột vào nồi hơi. Chỉ nên sử dụng nước
sạch hoặc nước vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh
Dung dịch vệ sinh vòi
hơi của Puly
|
Bước 1: Hoà tan
dung dịch vệ sinh vòi sữa với nước vào ca đánh sữa
Bước 2: Sục khí
vào dung dịch tương tự lúc đánh sữa
Bước 3: Mở đầu
vòi và làm sạch lỗ xả hơi bằng kim Bước 4: Ngâm vòi và đầu vòi vào dung dịch khoảng 5 phút
Bước 5: Lắp đầu
vòi vào và xả hơi
Video: Hướng dẫn vệ sinh vòi hơi
c/ Vệ sinh
tay pha, phễu lọc và đầu vòi hơi bằng Bột
Bước 1: Trộn 1 muỗng bột Puly Caff
và nửa lít nước nóng trong 1 ca lớn.
Bước 2: Tháo đầu vòi hơi và phễu lọc
ra khỏi tay pha.
Bước 3: Ngâm phễu lọc, tay pha và đầu
vòi hơi trong 30 phút
Bước 4: Sau đó xả nước và lấy bùi nhùi xanh chà nhẹ để sạch những cặn cà phê.
Trước và sau khi rửa
|
thanks anh rất nhiều, cần nhiều người như anh ạ .
ReplyDelete