Acidity: Các loại cà phê có tính acid cao và
dễ chịu sẽ mang lại hương vị đa dạng, thơm ngon và sống động cho tách cà phê. Acidity
có thê xếp theo cao, trung bình hoặc thấp, ngoài ra acidity còn tương ứng với độ
cao mà hạt cà phê đó được trồng.
Aftertaste . Hương và
vị của cà phê sau khi uống và còn đọng lại trong miệng. Còn được gọi là :
Finnish
Alkaline Kiềm, dung
dịch có độ pH lớn hơn 7.
Aroma Hương của
cà phê sau khi pha (Khác với Fragrance: hương của bột cà phê sau khi xay).
Ashy:Vị của thuốc lá bị giữ lại trong miệng sau khi uống cà phê,
thường hay gặp ở độ rang rất đậm.
Astringent Cảm giác
khô, chát trên lưỡi thường bị gây ra do những hạt cà phê chưa chín (Quaker).
Balance. Định
nghĩa về ly cà phê không có một đặc tính (chua, đắng, ngọt…) nào quá nổi trội
làm lấn át những đặc tính khác, và thể hiện đầy đủ sự đa dạng trong hương vị.
Baked Vị cà phê bị nhạt (Flat), hoặc không rõ
các đặc tính của hạt. Nguyên nhân thường là do rang quá lâu ở nhiệt độ thấp.
Barista. Định
nghĩa trong tiếng Ý về một người có kĩ nẵng và kinh nghiệm trong việc điều hành
một quầy pha cà phê.
Bitter. Sự đắng gắt,
khó chịu ở cuối lưỡi. Vị đắng được tìm thấy trong những tách cà phê bị chiết xuất
ra quá nhiều chất (hay quá lâu) hoặc những mẻ rang quá đậm.
Body: trọng lượng
/ độ nặng và kết cấu của cà phê cảm nhận được trong vòm miệng. Ngoài ra cấu
trúc (Texture) của cà phê có thể là loãng, mỏng và nhẹ hoặc cũng có thể béo, sánh, dày và êm.
Burnt Vị đắng ,
cháy thường thấy ở những mẽ rang rất đậm.
Buttery Miêu tả sự
sánh đặc và độ béo của ly cà phê
Brew strength Nồng độ chất
rắn hoà tan trong ly cà phê, phần còn lại là nước.
Brewing ratio Tỉ lệ giữa
lượng bột cà phê và lượng nước khi pha
Bright:
Tách cà phê với những acid dễ chịu
(Hay tích cực) như acid malic, citric... sẽ mang lại sự sinh động, đa dạng cho tách cà
phê khi thưởng thức.
Boulders: Hạt bị vỡ trong khi xay cà phê hoặc những
hạt cà phê có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tiêu chuẩn.
Carbon:
Vị của tro than gây ra do quá trình
rang quá dài. Hậu vị đắng kéo dài trong miệng sau khi uống.
Chemical
/ medicinal: Được miêu
tả như vị đắng của thuốc tây hay hoá chất.
Clean. Định
nghĩa được dùng nhiều trong quá trình thử nếm dùng để diễn tả mẫu cà phê đó không bị lỗi ( hay Defect do sơ chế , pha, rang) từ
lúc ngửi hương cho đến hậu vị sau khi uống.
Complexity: Thuật ngữ trong thử nếm, thể hiện sự phức tạp của hương vị với sự xuất hiện
đồng thời nhiều đặc tính với nhiều “lớp” trong cùng 1 tách cà phê. Ví dụ như hạt
Kenya Asali sẽ có hương của ca cao khi ngửi hương khô, hương ướt sẽ có hương
hoa, ngọt của trái cây, với vị chua của táo xanh từ acid malic, vị lên men “Winey”,
khi để nguội sẽ có vị hạt rang chủ yếu
Crema: Thuật ngữ trong pha Espresso. Đây là lớp bọt, váng hay foam espresso có
chứa khí gas, chất rắn không hoà tan, dầu, và bụi (Fine) cà phê.
Cupping: Một quy
trình tiêu chuẩn để đánh giá các mẻ rang. Các yếu tố được đánh giá bao gồm
fragrance/aroma, balance, flavor, aftertaste, acidity, Body, sweetness, clean...
Defects, Flavor Defects: Những
hương vị khó chịu trong tách cà phê gây ra trong quá trình hái, sơ chế, phơi
khô, bảo quản hay vận chuyển.
Degassing (outgassing) Sự nhả gas,
chủ yếu là khí CO2 của hạt cà phê sau khi rang. Thời gian nhả gas ngắn hay dài
sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự chiết xuất khi pha.
Dirty Sự nhám,
dính khó chịu với những vị chua gắt, mùi đất hay mùi mốc.
Earthy Mùi đất ,
thường do phơi cà phê trên nền đất trong quá trình sơ chế.
Fermentation: “sự lên
men”, Thuật ngữ trong quy trình thử nếm, do sự lên men của đường bên
trong trái cà phê trong quá trình sơ chế khô hay mật ong, hoặc sự lên men trong
quá trình ngâm nước trong sơ chế ướt. Sự lên men có thể được cảm nhận từ ngọt, vị
trái cây chín đến hăng, mốc, chua khi lên men quá mức.
Flat Hương vị
không được rõ ràng do mức “acidity” quá thấp.
Finish. Giống
afterstate
Flavor (a) Sự thể
hiện tổng thể về hương, độ chua, ngọt và body; Nếu sự thể hiện đó mạnh và dễ chịu
thì ly cà phê đó có flavor rất tốt (Flavorful), tính theo thứ tự thang điểm từ
là yếu, trung bình và tốt.
(b) Những flavor cụ thể khi nếm làm
gợi nhớ đến các loại gia vị, vị chua trái cây, chocolate, các loại hạt nếu tích
cực. Hoặc những vị tiêu cực như rơm, cỏ, đất, và cao su,..vv..
Fragrance: Xem
Aroma
Tham khảo:
Rao, Scott (2010). Everything but Espresso: Professional Coffee Brewing Techniques, Canada
ReplyDeleteQuán cà phê mua mang về gần đây được quan tâm khá nhiều, đặc biệt trong thời điểm bận rộn công việc và sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, thì nhu cầu mua cà phê mang đi ngày càng cao. Những ly cà phê được chế biến nhanh gọn, nhưng vẫn đảm bảo mùi vị, chất lượng mang đến cho khác hàng. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ quán cà phê mang đi nào tại TP. HCM thì hãy cùng Top10SaiGon tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem chi tiết: https://top10saigon.vn/quan-ca-phe-mua-mang-ve-gan-day/