Mục đích chính của việc rang là để biến 1 hạt cà phê nhân xanh đơn giản với rất ít hương vị trở nên phức tạp và đẹp đẽ hơn. Các bạn cứ liên tưởng đến việc nấu ăn để biến 1 nguyên liệu thô trở nên đầy đủ hương vị. Nhưng ở đây sẽ khó hơn khi bạn chỉ dùng 1 loại nguyên liệu duy nhất là cà phê để tạo ra những hương vị mong muốn. Vậy rang cà phê có gì vui ? Khi rang, cà phê sẽ biến đổi:
1/
Bản thân hạt sẽ trải qua các
quá trình thu nhiệt và tỏa nhiệt (Nổ lần 1 và 2), thay đổi khối lượng
tăng kích thước lên gấp đôi, trọng lượng
nhẹ hơn và cấu trúc trở nên xốp và dễ vỡ.
2/
Ngoài ra, các phản ứng hóa học diễn ra phức tạp như Maillard, Sugar Caramelization, Streker
degradation giúp thay đổi màu sắc và tạo ra vô số hương và vị phức tạp trong cà phê.
[CÁC
GIAI ĐOẠN KHI RANG]
[Giai
đoạn bốc hơi nước (Drying Phase)]
Khi
cà phê được
cho vào lồng
rang, sau 1 khoảng thời gian khoảng 3-4 phút, nhiệt độ bên trong
hạt xấp xỉ 100 c, hơi nước
sẽ bốc hơi thoát ra ngoài và tích
tụ tạo thành 1
áp suất bên dưới
bề mặt hạt, chính
áp suất của hơi nước
là nguyên nhân chính cho quá trình nổ lần 1 (Karl, 2004). Giai đoạn này bạn có thể ngửi thấy rất rõ mùi hương
của cỏ tươi. Giai đoạn Drying Phase mặc dù không
có phản ứng hóa học xảy ra nhưng là 1 bước
rất quan trọng trong
việc kiểm soát phần còn lại của quá
trình rang. Nếu
bạn áp 1 nhiệt rất lớn và giai
đoạn này diễn ra quá
nhanh, có thể
dẫn đến các lỗi rang cơ bản như Tipping và Scorching
(Rob Hoos, 2017). Kết quả là làm
cho cà phê bị
cháy xém và khi uống sẽ có vị đắng bất thường. Ngoài ra, hơi nước
thoát ra không đều dẫn đến bên trong mỗi hạt hoặc giữa các hạt với nhau chín (Develop) không đều. Điều này có
nghĩa là khi uống,
tách cà phê sẽ
rất “phức tạp” với những hương vị của hạt phát triển đầy đủ như trái cây, socola lẫn những nốt của hạt chưa chín như ngũ cốc, đậu (Grainy,
Cereal, Peanut) hay bị đắng cháy (Burnt)
trong cùng 1 tách cà phê.
Ngược lại, nếu nhiệt độ cho giai đoạn này quá thấp (Quên bật gas chẳng hạn) sẽ khiến áp suất tạo ra không đủ để nổ và các phản ứng hóa học diễn ra không đầy đủ để hình thành các hương
vị đặc trưng. Do đó
khi uống cà phê
sẽ bị loãng, nhạt và không
rõ hương
vị (Flat,
Bland).
[Giai
đoạn Maillard]
Sau
khi hơi nước
thoát ra đủ,
hạt cà phê sẽ bắt đầu chuyển màu...
và từ đây các
phản ứng hóa học quan trọng sẽ xảy ra để mang lại những hương
vị cà phê phức tạp. Mở đầu là Phản ứng Maillards,
được
tính từ lúc hạt cà phê
chuyển vàng và đây là giai đoạn được
nhiều nhà rang
yêu thích vì có ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi màu sắc, cấu thành hương vị và cấu trúc (Texture) của cà phê
(Rob hoos, 2017). Giải thích dưới góc nhìn khoa học,
Maillard là phản ứng hóa nâu do đường
nhưng không có sự hiện diện của Enzym
(Non-Enzym Browning), cụ thể là sự tương tác giữa amino axit (Protein) và đường
khử (Reducing
Sugar bao gồm
Fructose, Glucose, Maltose…) dưới tác động của nhiệt độ tạo ra các phân tử hương dễ bay hơi và đặc biệt là phản ứng này sẽ tạo ra phân tử Melanoidins giúp hạt cà phê
chuyển sang màu
Nâu, đóng góp vào vị đắng, các mùi hương “rang”, mạch nha, bánh mì và độ dày/nặng/cấu trúc
(Weight/Texture/Mouthfeel) của cà phê. Đối với Espresso, Melanoidins cũng góp phần giúp ổn định lớp Crema (E Illy and L Navarini, 2011)
1
điều thú vị là theo
Rob Hoos, bạn
có thể tác động đến hương
vị cà phê
sau cùng bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn giai đoạn Maillard.
Cả Anne
Cooper và Rob Hoos đều đồng ý rằng việc kéo dài giai đoạn
Maillard sẽ
mang lại sự phức tạp trong hương
vị và thể chất cũng dày
dặn hơn. Tuy
nhiên, việc
kéo dài giai đoạn Maillard quá mức có thể mang lại vị thịt (Meaty
Note bắt nguồn từ Sulphure
hay Nitrogen có trong Amino acid) (Sweet Marias), thỉnh thoảng nếu bạn ngưỉ
thấy mùi thịt xông
khói trong cà phê thì không phải nhầm đâu, đây có thể là 1 mùi
hương
được tạo ra từ phản ứng Maillard đấy. Ngược
lại nếu giai đoạn
Maillard diễn
ra ngắn, cà phê
sẽ đơn giản, rõ ràng
hơn (Higher
Clarity) và
có Body mỏng hơn (Rob
Hoos).
[The Strecker Degradation]
Theo
Joseph Rivera, trong quá trình diễn ra phản ứng Maillard, phản ứng phân hủy Strecker
cũng xảy ra là phản ứng của các amino acid
nhưng thay vì phản ứng với đường, các amino acid phản ứng với các nhóm carbon tạo ra 2 hợp chất hương
dễ bay hơi là Aldehyde
và Kenton. 2
hợp chất này đóng
góp khá nhiều vào hương
thơm trong cà phê như Floral,
Fruity, Honey…
sau khi rang. Ngoài ra theo Barista Hustle, Phản ứng này cũng tạo ra phần lớn khí CO2 bên
trong hạt và là nguyên nhân chính cho đợt nổ lần 2. 1 điều thú vị ở đây là phản ứng phân hủy Strecker lại hưởng lợi rất nhiều từ chất chống oxy hóa (Antioxidant) sinh ra từ giai đoạn Maillard,
do đó
việc kéo dài giai đoạn
Maillard sẽ
tạo ra tiền đề cho phản ứng Strecker xảy ra ở giai đoạn sau của quá trình rang. (allyopen).
Hương thơm trong Cà phê Nguồn: Compoundchem |
Anatomy of Roast Profile Nguồn: cafeculturedigital |
[Giai
Đoạn Caramel Hóa]
Cũng
giống
Maillard, phản
ứng đường
Caramel hóa (Sugar Caramelisation) cũng là 1 phản ứng Non-Enzymatic Sugar Browning, tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản gữa 2 phản ứng này đó là
Caramelisation chỉ chuyển hóa đường (cụ thể Sucrose) trong khi Mallard cần cả đường
và amino axít, ngoài ra phản ứng cũng diễn ra chậm và cần nhiệt độ cao hơn để xảy ra (Joseph
Rivera). Khi lượng
nước
trong hạt tiếp tục bốc hơi, phân tử đường
sẽ bắt đầu chuỗi phản ứng Caramel
hóa tạo ra
Furans (Hợp
chất thơm) góp phần vào hương
thơm caramel,
hạt phỉ (Sweet
Marias). Ngược
lại với tưởng
tượng,
quá trình caramel hóa lại thay thế vị ngọt của đường thành vị đắng và chua do đường
Sucrose bị
phân hủy hình
thành acid acetic và Formic Acid (Rob Hoos). Do đó, đường
bị caramel
hóa càng lâu sẽ
làm cà phê chúng ta uống
trở nên ít ngọt, tuy nhiên
lại đóng góp
vào việc tạo ra các hương
thơm và vị đa dạng. Cuối cùng, cũng
chính giai đoạn
này hình thành hơi nước và CO2 góp phần dẫn đến quá
trình Nổ lần 1.
1 điểm thú vị rút ra từ giai đoạn Maillard và Caramel hóa, đó là các hạt Quaker (hạt chưa chín) với lượng đường thấp sẽ chỉ chuyển màu vàng nhạt so với màu nâu đậm của các bạn đồng trang lứa sau khi kết thúc rang. Và tất nhiên nếu quá nhiều quaker, mẻ rang sẽ có 7 sắc cầu vồng và hương vị cũng sẽ trở nên đơn giản do không có nhiều hương và vị được tạo ra.
[VÀ RỒI NỔ LẦN 1]
Có
thể bạn chưa biết thành của vỏ hạt cà phê
khá chắc và chỉ bị phá vỡ (Nổ lần 1) khi áp lực từ Co2 và hơi nước lên đến 8 bar. Trong quá trình rang, giai đoạn Nổ lần 1 là giai
đoạn tỏa nhiệt, kích thước
hạt nở ra, các mài
(Chaff) tách ra khỏi hạt, lượng khói thoát ra cũng nhiều hơn và là tiền đề cho các hợp chất hương
được phóng
thích (Scott Rao).
[Giai
Đoạn Nhiệt Phân (Pyrolysis)]
Theo
Rob Hoos, phản
ứng này xảy ra ngay
sau khi nổ
lần 1 diễn ra và
kéo dài cho đến
khi kết thúc mẻ rang. Kết quả là màu
cà phê sẫm hơn, nồng độ melanoidin cao hơn và cà phê có vị "rang" (Caramel, Toasty, Smoky, Ashy
…), điều này thể hiện rõ nếu bạn đi sâu và
giai đoạn nổ lần 2, phản ứng nhiệt phân sẽ diễn ra nhiều hơn, lúc này
những hương vị tươi sáng của hương hoa, trái cây sẽ giảm giần và thay bằng các nốt của Caramel,
Socola đen, tro…
[Sự
Thay Đổi Của Acid Khi Rang]
Bên
cạnh sự phân hóa
của đường,
sự biến đổi Acid
cũng ảnh hưởng
khá nhiều đến hương
vị cà phê
sau cùng. Trong quá trình rang, có những loại Acid được sinh ra, nhưng cũng có Acid bị giảm đi và đặc biệt có loại bị phân hủy lại tạo ra những loại Acid khác. Đầu tiên phải kể đến gia đình
Chlorogenic Acid (CGA), trong quá trình rang, CGA sẽ bị phần hủy thành 2
loại Acid là
Caffeic và Quinic (Hợp chất Phenolic) góp phần vào vị đắng, chua
và thể chất (Body) của cà phê.
Theo Scott rao, 1 lượng nhỏ Caffeic và Quinic sẽ góp phần vào sự tươi
sáng và độ chua tích
cực, còn nếu bạn rang
nhanh quá, 1 lượng
lớn Caffeic
và Quinic chưa
được
phân hủy bớt sẽ mang đến vị chua tiêu
cực (Sour)
và cảm giác khô
chát.
Bên
cạnh CGA,
các Acid tích cực góp phần vào hương vị trái cây như Malic
(Có trong Táo Xanh) hay Ciric (Có trong Cam Chanh) vốn có nhiều trong
nhân xanh và giảm dần trong quá trình rang. Cuối cùng là
Acid Acetic vốn
được
sinh ra từ
phản ứng Caramel
hóa của đường
Sucrose, đạt
đỉnh và giảm dần trong
quá trình rang. Nếu Acid Acetic đóng góp 1 lượng
ít cộng hưởng
với lượng
đường
sẵn có sẽ giúp tách cà phê có vị chua
“Winey” như
trong rượu
vang (Với điều kiện cà phê của bạn ngọt), không
may nếu lượng
acid này còn tồn
lại quá nhiều, bạn sẽ cảm nhận được
hương
vị của giấm hay vị lên men.
[Giai
Đoạn Phát Triển
(Development Time)]
“Development Time” là 1 thuật ngữ mà nhà rang nào cũng nằm lòng vì kiểm soát tốt giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến hương vị ly cà phê sau cùng. Được tính từ lúc bắt đầu Nổ lần 1 và đến lúc cà phê rang xong / được lấy ra và làm nguội. Theo Rob Hoos, điều quan trọng trong việc kiểm soát giai đoạn phát triển đó là bạn nên hiểu rõ sự cân bằng của các loại Acid mà bạn muốn thưởng thức. Nếu thời gian phát triển quá ngắn, hương vị cà phê sẽ ít phức tạp cùng với 1 lượng lớn CGAs còn sót lại khiến tách cà phê có vị đắng và vị của kim loại (Metallic), rau củ (Vegetal).
Roasting Imperfection Nguồn: Karl Schmidt |
Rang
cà phê thật
ra cũng giống
nấu ăn và thợ rang cũng
giống đầu bếp, không có
gì quá cao siêu cả. Điều quan trọng các bạn nên hiểu rõ về đặc điểm và hương vị của cà phê của mình và khẩu vị của người uống, mục đích cuối cùng là tạo ra những tách cà phê có gu riêng phù hợp với đối tượng
nhất định. Hi vọng bài viết cơ bản về rang này
sẽ giúp cả nhà thêm
yêu cà phê và khoa học.
Bài viết khác về rang:
Độ rang ảnh
hưởng đến hương vị cà phê như thế nào
Bài viết bởi Cọ, và được tài trợ bởi Hyper Coffee Roastery.
Khi chia sẻ vui lòng dẫn nguồn
Tham
Khảo
Sách:
Rao, S (2014), “The coffee roaster’s companion”, United
States of America
Hoos, R (2015), “Modulating the flavor
profile of coffee, one roaster’s manifesto”, Portland, United States of America
Rivera,
J (2017), “The Book Of Roast, The craft of Coffee roasting from bean to
business”, Portland, United States of America
Schmidt, K (2014), The Art and Science of Roasting, SCAA Expo
Website:
https://perfectdailygrind.com/2019/03/what-happens-during-coffee-roasting-the-chemical-changes/
https://scienceandfooducla.wordpress.com/2016/09/20/coffee/
https://www.coffeechemistry.com/the-chemistry-of-organic-acids-part-1
https://www.coffeechemistry.com/acetic-acid
https://library.sweetmarias.com/glossary/caramelization/
https://www.cafeculturedigital.com/news/the-anatomy-of-a-roast-profile/
No comments:
Post a Comment